Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng: Trẻ 2 tháng tuổi!

Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng: Trẻ 2 tháng tuổi!

Mẹ đã trải qua tháng đầu tiên đầy lạ lẫm và không ít những bỡ ngỡ rồi đúng không? Có vẻ như việc gia nhập hội bỉm sữa không phải là một thử thách mật ngọt. Nhưng việc đồng hành cùng con, với từng bước phát triển ngày qua ngày, lại mang lại cho mẹ những háo hức bất ngờ. Mẹ hãy cùng tìm hiểu xem tháng thứ 2, bé yêu sẽ có những sự phát triển kì diệu nào nhé!

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

*/ Tính cách:

Dù còn rất nhỏ, nhưng 2 tháng tuổi, mẹ để ý mà xem, bé đã bắt đầu thể hiện tính cách của mình rồi đấy. Bằng cách nào nhỉ? Chính là những cử chỉ đời thường mà hàng ngày bé vẫn tương tác với mẹ: khóc – cười – ăn – ngủ…

Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng: Trẻ 2 tháng tuổi!
Ảnh minh họa

Nếu thích điều gì, bé sẽ dễ dàng mỉm cười rạng rỡ, còn nếu có ý phản đối, không thích điều gì, bé có thể khóc to bất cứ lúc nào. Mỗi khi bé khóc, mẹ nên quan sát và xem tã của bé có bẩn không, hoặc có thể là trẻ đang đói và buồn ngủ. Đây chính là những biểu hiện đời thường về tích cách  của trẻ ở thời điểm 2 tháng tuổi đầu đời.

*/ Cân nặng:

Cân nặng bé 2 tháng tuổi từ 4,3 đến 6,0 Kilogam, cao 55,5 – 60,7 đối với bé trai. 4,0 đến 5,4 kilogam, cao 54,5 – 59, 2 đối với bé gái là đạt chuẩn.

Tuy nhiên, điều này không quan trọng, điều quan trọng là em bé phát triển khỏe mạnh so với trọng lượng khi em chào đời mẹ nhé! Đừng đặt lên vai mình một gánh nặng về cân nặng của con, vô hình chung sẽ tự tạo cho mình 1 áp lực không cần thiết đó mẹ!

*/ Phản xạ:

Trong tháng thứ 2 của trẻ sơ sinh, mút tay là phản xạ thường thấy ở trẻ. Mẹ có thể nhận thấy trẻ thích mút tay hoặc ngậm vài ngón tay của mình, đây còn là một trong những cách trẻ sơ sinh tự an ủi mình. Đừng cố sức rút tay bé ra khỏi miệng nhé. Đây là cách đầu tiên trẻ có thể tìm hiểu về mùi vị của…thế giới xung quanh bé mà!

Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng: Trẻ 2 tháng tuổi!
Ảnh minh họa

*/ Thị giác & thính giác:

Lúc này mắt bé đã mở to, tầm nhìn cũng được xa hơn giai đoạn bé mới chào đời. Bé thường chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo gần mặt. Bé cũng có phản xạ đưa tay ra tóm lấy những đồ chơi này.

Bé có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản là đen và trắng. Tuy nhiên để bé phát triển tốt vùng thị giác, mẹ nên chọn những loại đồ chơi nhiều màu sắc

Ngoài ra, mẹ có thể chọn những món đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, cho bé tìm nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé.

Để phát triển tai và mắt cho bé được tốt nhất, mẹ nên treo những đồ chơi có dây treo và phát ra âm thanh trên đầu giường có thể hấp dẫn sự chú ý của bé. Những món đồ chơi này vừa luyện tập thị giác, vừa luyện tập thính giác cho bé.

Ngoài việc treo đồ chơi, mẹ cũng có thể treo những hình vẽ trên đầu giường hoặc dán lên tường để bé xem nhằm luyện tập thị lực cho bé, mẹ nhé!

*/ Ngôn ngữ:

Bé của mẹ lúc này đã biết chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh chưa rõ nghĩa như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… Bé cũng rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra đặc biệt chăm chú nhìn cử động miệng của mẹ. Bé có xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh quen thuộc đó hàng ngày.

Vì thế, bố mẹ  hãy dành thời gian nói chuyện nhiều hơn với bé, kể chuyện cho bé nghe hay là hát cho bé nghe, em bé sẽ thích lắm đấy.

*/ Ăn & ngủ:

So với tháng đầu tiên, giấc ngủ của trẻ sơ sinh vẫn không có nhiều thay đổi so với thời điểm tháng đầu tiên, trẻ vẫn ngủ với thời gian từ 15 – 16 giờ một ngày, nhưng đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, thì giấc ngủ thường không thẳng giấc và kéo dài, vì cứ cách 2 – 3 giờ, trẻ giật mình thức dậy bú sữa do đói.

Mẹ có thể tập cho trẻ cách ngủ đúng giờ giấc hoặc ngủ riêng tại chiếc nôi của mình bằng cách cho bé bú sữa no, giúp trẻ ợ hơi rồi nhẹ nhàng đặt trẻ vào chiếc nôi ru ngủ. Không nên để quá nhiều gối, chăn, thú nhồi bông…vì trong lúc ngủ, trẻ có thể bị ngạt hơi do những vật trang trí này đè ngay mũi của bé đó. Bố mẹ hãy lưu ý nhé!

*/ Cảm xúc:

Ở tháng thứ 2, cảm xúc của bé sẽ ngày càng hoàn thiện. Bé luôn cảm nhận được tình yêu thương và che chở của bố mẹ, cũng như có những cảm nhận về niềm vui – nỗi buồn trong cảm xúc nhận được từ bố mẹ và gia đình. Hãy trao cho bé thật nhiều yêu thương bố mẹ nhé!

2. Một vài lời khuyên cho mẹ:

– Âu yếm, nói chuyện, và chơi với bé trong lúc cho bé ăn, thay đồ và tắm cho bé.

– Giúp bé học cách trấn an bản thân. Không vấn đề gì nếu bé mút tay mình

– Hãy bắt đầu tạo thời gian biểu và thực hiện đều đặn cho bé, bao gồm cả việc luyện cho bé ngủ đêm nhiều hơn ban ngày.

– Luôn tỏ ra hào hứng và cười khi bé ú ớ phát ra âm thanh.

– Thỉnh thoảng mẹ hãy bắt chước những âm thanh của bé, nhưng cũng hãy dùng cả những âm tiết rõ ràng của mẹ.

– Hãy lưu tâm đến những tiếng khóc khác nhau của bé mẹ sẽ học được cách phân biệt được khi nào bé cần gì.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng: Trẻ 2 tháng tuổi!
Ảnh minh họa

– Nói chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe.

– Chơi ú òa với bé. Giúp bé cùng chơi ú òa

– Cùng xem tranh với bé và nói cho bé nghe về bức tranh

Dần dần từng bước, lắng nghe sự phát triển và thay đổi kì diệu của trẻ, cũng như hình thành cho mình những thói quen tốt để uốn nắn trẻ ngay từ bây giờ, thì việc làm mẹ sẽ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Mẹ hãy cùng đón đọc sự phát triển của trẻ ở tháng thứ ba nhé!

Xin ấn thích và theo dõi tiếp