Những cơn ốm nghén đã ít nhiều thuyên giảm, không làm mẹ quá khó chịu nữa. Thay vào đó là mẹ có hứng thú ăn uống trở lại. Hãy cho mình sự thoải mái ăn những đồ ăn yêu thích, và cũng đừng ngại cùng bố trải nghiệm những khoảnh khắc này nhé. Đây là khoảng thời gian các bố được “mang bầu cùng mẹ” đó. Chẳng ông bố nào lại từ chối “thiên thần nhỏ đang đói” trong bụng mẹ đâu!
1. Thai nhi phát triển như thế nào ở tuần thứ 10
– Tuần này, em bé của mẹ đã tăng kích thước lên gấp đôi so với 3 tuần trước đây. Bé có chiều dài khoảng 3,1 đến 4,2 cm và nặng khoảng 5 gam. Kích thước này tương đương với một quả dâu tây.
– Não của bé đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc: gần 250.000 nơ-ron thần kinh được tạo nên mỗi phút!
– Tất cả các cơ quan quan trọng của bé, bao gồm thận, ruột, não và gan đều đã hình thành và bắt đầu hoạt động.
– Bàn tay và bàn chân bắt đầu tách thành ngón, và có những điểm nhỏ của móng tay được hình thành
– Xương của bé bắt đầu cứng lại.
– Bé đã bắt đầu phát triển chồi răng.
– Nếu là bé trai thì bé đã bắt đầu sản xuất testosterone.
2. Tuần này, mẹ có gì khác?
Những tuần tuổi của tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung của mẹ đã tăng gấp đôi kích thước. Từ kích thước của quả lê trước khi bạn có thai với kích thước của bưởi ngay bây giờ.
Cùng với sự phát triển của thai nhi, hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn một chút và chứng buồn nôn bắt đầu giảm dần. Nhưng có thể mẹ sẽ bị táo bón do sự thay đổi hormone, làm giảm khả năng tiêu hóa và chứng ợ nóng cũng do hormone, làm giãn van giữa dạ dày và thực quản của bạn. Đừng khó chịu, hãy nhớ rằng mẹ đang mang một điều kỳ diệu bên trong cơ thể.
Nếu để ý, mẹ sẽ thấy xuất hiện một đường sậm màu kéo dài từ vùng rốn đến vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu của mẹ có thai kỳ phát triển bình thường. Một tin vui cho mẹ là những cái mụn gây khó chịu sẽ sớm biến mất, nhường chỗ cho làn da sáng mịn rạng rỡ. Mẹ tha hồ lựa chọn những chiếc đầm bầu xinh xắn rồi nhé!
3. Một số lời khuyên cho mẹ ở tuần thai thứ 10
Mẹ nên tìm hiểu và đăng ký tham gia các lớp trải nghiệm tiền sản cùng bố. Rất nhiều thông tin hữu ích mẹ cần ghi nhớ và tóm lược để áp dụng trong quá trình mang thai và sinh con.
Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ tìm hiểu về nhiễm trùng trong thai kỳ. Một số tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai sẽ gây ra những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và con. Cụ thể, mẹ có thể sảy thai, sinh non và em bé bị dị tật bẩm sinh. Phức tạp hơn, những loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng này còn có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng, đặc biệt là với em bé.
Ngoài ra, mẹ nên gặp gỡ các bà mẹ khác. Họ có thể cho lời khuyên, dành cho mẹ sự cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm. Mẹ cũng có thể tìm được nhiều sự hỗ trợ từ bà ngoại đấy!
Đừng ngại ngần mẹ nhé!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp