Trong thời đại công nghệ 4.0, smartphone đã dần trở thành vật không thể thiếu đối với chúng ta, khi đi đâu, tay mắt chúng ta vẫn không rời lấy chiếc điện thoại di động. Không thể phủ nhận, chúng đã mang lại cho cuộc sống con người rất nhiều tiện ích từ việc liên lạc, nhắn tin, chụp hình, xem bản đồ cho đến học tập online, coi tin tức, live stream… smartphone có thể làm được mọi thứ.
Ngày nay, khi các ông bố bà mẹ không có thời gian chơi với con hay phải làm việc nhà thì thường đưa cho con chiếc điện thoại để con “bầu bạn” với nó. Trẻ con rất hay bị những hình ảnh sống động thu hút nên thường việc chúng có thể chơi với điện thoại suốt mấy giờ liền là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Và người lớn thường ỷ lại vào giải pháp nhất thời này rồi từ từ lạm dụng chúng, đã để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với trẻ em. Tác hại mà smartphone có thể gây ra từ sinh lý như cận thị, loạn thị cho đến tâm lý như sống ảo, tự kỷ,v.v…
Mới đây theo tờ Oriental Daily, một bé trai 9 tuổi đến từ Hợp Phì, Trung Quốc đã bị lác mắt vì nghiện chơi game trên điện thoại di động. Bố mẹ đi làm cả ngày, cậu bé phải ở nhà một mình nên được bố mẹ mua cho điện thoại để tiện liên lạc. Thế là cậu đã chơi điện thoại suốt 10 tiếng mỗi ngày, từ sáng đến tối khuya trước khi đi ngủ. Sau đó, bố cậu bé nhận thấy con trai mình bắt đầu nheo mắt, không nhìn thẳng trọng tâm mỗi khi sử dụng điện thoại nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra.
Hậu quả của việc dùng điện thoại quá tải là cậu bé đã bị lác mắt. Về lâu dài, gây ra những bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể hay hỏng giác mạc. Chỉ có cách là hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng điện thoại để bảo vệ mắt nhưng không thể chữa khỏi lác mắt.
Nếu các bạn có thói quen cho con em ở độ tuổi đang phát triển sử dụng smartphone thường xuyên thì những tác hại dưới đây có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại.
Tác hại của smartphone đến trẻ ở độ tuổi phát triển như thế nào?
Chia sẻ trên Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Rất nhiều trẻ mắc các bệnh về mắt có nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng điện thoại, ipad quá nhiều. Bởi khi trẻ tập trung, căng mắt để nhìn vào màn hình điện thoại nhỏ với khoảng cách gần và lâu dần sẽ dẫn đến cận thị. Không chỉ vậy, với những trẻ quá lạm dụng smartphone sẽ ảnh hưởng đên kỹ năng mềm do trẻ ít vận động, ít giao tiếp. Ở một số nước, các chuyên gia cũng khuyên cha mẹ không nên cho trẻ ở độ tuổi tiểu học tiếp xúc với smartphone quá 2 tiếng/ngày; còn ở nước ta việc cha mẹ giao điện thoại và để trẻ sử dụng không có kiểm soát rất phổ biến”.
Việc sử dụng điện thoại nhiều khiến trẻ gặp những tai hại dưới đây:
- Chậm phát triển về khả năng đọc viết, khả năng ngôn ngữ, lý luận kém, làm giảm trí nhớ.
- Khó ngủ và phá vỡ nhịp sinh học.
- Dễ bị trầm cảm, lo âu, tính cách khó dạy bảo
- Gây tổn thương các khớp xương tay, lưng và cổ: Đặc biệt là khi ngồi sai tư thế và sử dụng điện thoại quá lâu.
Không thể cấm hoàn toàn trẻ em sử dụng thiết bị điện tử nhưng có thể áp dụng nguyên tắc 3,6,9,12
Thời đại công nghệ 4.0 việc cấm trẻ em sử dụng smartphone hay các thiết bị điên tử khác là hoàn toàn không thể vì tất cả những thông tin bổ ích hay thông tin liên lạc đều xuất phát và lưu lại trên điện thoại. Nhưng để ngăn chặn trẻ em sử dụng thường xuyên thì vẫn có cách nhé!
Theo nghiên cứu của tổ chức Kaiser Foundation đã khuyên các bậc phụ huynh nên áp dụng cho trẻ quy tắc 3,6,9 và 12. Theo đó, trẻ dưới 3 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình điện tử, trẻ dưới 6 tuổi không nên được chơi trò chơi điện tử, trẻ dưới 9 tuổi nên được kiểm soát chặt chẽ về thời lượng dùng điện thoại và trẻ dưới 12 tuổi nên được kiểm duyệt việc truy cập Internet.
Thiết bị điện tử không phải là vấn đề cốt lõi gây nên các căn bệnh của trẻ mà vấn đề là thời gian con người sử dụng để kết nối với internet trong bao lâu và với mục đích gì? Chuyên gia về hành vi trẻ vị thành niên, ông Josh Shipp cũng rất đồng tình: “Cha mẹ không thể đưa cho con chìa khóa xe khi mà con chưa có bảo hiểm và bằng lái. Cũng giống như vậy, việc cho con dùng điện thoại hay máy tính bảng mà không dạy chúng cách dùng sao cho hiệu quả và an toàn thì đó quả là sự vô trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ”.
(Nguồn: Tin tổng hợp)
Xem thêm: Cảnh giác: Người mẹ 19 tuổi tử vong khi vừa sạc pin vừa chơi điện thoại
Xin ấn thích và theo dõi tiếp