Bé trai 5 tuổi nhét pin điện tử vào tai phải nhập viện vì thủng màng nhĩ, bố mẹ cẩn thận khi cho con chơi với những thứ này!

Bé trai 5 tuổi nhét pin điện tử vào tai phải nhập viện vì thủng màng nhĩ

Theo các nguồn tin, ngày 5/9, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết vừa điều trị khỏi cho một ca dị vật pin điện tử nhét vào tai gây thủng màng nhĩ. TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thúy, trưởng khoa nhi tổng hợp Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tỉnh, không sốt, vùng ống tai có nhiều mô hoại tử khó quan sát.

Trẻ nghịch pin và nhét vào tai

Trong lúc học ở lớp mẫu giáo, bé trai này đã nhét 2 viên pin điện tử có kích thước dày khoảng 2mm, dài 8mm vào tai phải. Cô giáo bé đã phát hiện lấy ra được một viên pin nhưng còn một viên pin không lấy ra được.

Bé đã được đưa đến bệnh viện địa phương nhưng không lấy ra được, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM.

Khi nội soi, các bác sĩ phát hiện trong tai phải của bé có một viên pin điện tử, khiến màng nhĩ bị thủng và có nhiều mô bị hoại tử.

Trẻ nghịch pin và nhét vào tai

Đọc thêm: “Có sao đâu!”- Những quan niệm sai lầm khi chăm con này bạn có từng phạm phải?

Các bác sĩ đã lấy dị vật ra cho bệnh nhi và dự kiến bệnh nhi sẽ được xuất viện vào ngày hôm sau. Khi pin điện tử bị kẹt lại sẽ tạo ra một dòng điện khi tiếp xúc với niêm mạc, hình thành xút vảy (natri hydroxit) gây ra những vết bỏng nặng. Ngay cả khi pin đã lấy ra khỏi cơ thể, nó vẫn có thể tiếp tục gây ra vết thương nghiêm trọng và gây bỏng. Hiện bệnh nhi này đã bị giảm thính lực. Sau này bệnh nhi sẽ phải phẫu thuật để vá màng nhĩ.

5 yếu tố chọn đồ chơi an toàn cho bé

1. Cẩn thận với đồ chơi có mùi thơm

Mùi thơm trong đồ chơi có khả năng làm từ hương liệu hóa học, và trẻ dễ bị mùi thơm hấp dẫn rồi đưa vào miệng ngậm, nuốt, ví dụ như đất sét nặn tượng. Khi bạn cho bé chơi những đồ chơi này, thì bạn phải ở bên cạnh giám sát bé chơi, và bạn nên tìm hiểu thêm về chất lượng và thành phần của những món đồ chơi có mùi thơm này để đảm bảo không độc hại cho con nhé!

2. Món đồ chơi có lớp sơn nhiễm độc chì

Có những món đồ chơi nhiều màu sắc bắt mắt khiến trẻ con thích thú, tuy nhiên bạn cũng nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, xuất xứ cũng như xác định xem nguyên liệu làm nên món đồ chơi đó có thành phần gây hại cho sức khỏe của bé không, đặc biệt là lớp sơn tạo nên màu sắc sặc sỡ của đồ chơi sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm độc chì.

đồ chơi có lớp sơn nhiễm độc chì

3. Chọn lựa kích cỡ đồ chơi phù hợp với bé

Đồ chơi dành cho bé hiện nay muôn hình vạn trạng, một vấn đề thường gặp là bé rất dễ nuốt những vật có kích thước nhỏ như pin điện tử, cúc áo hoặc nhét chúng vào lỗ mũi, lỗ tai. Nên bạn cần kiểm tra kỹ đồ chơi của bé có dễ bị tách rời thành các mảnh nhỏ hay không, ví dụ như bánh xe đồ chơi dễ bi tháo rời và trẻ sẽ có nguy cơ bị hóc dị vật nếu nuốt phải.

4. Các loại đồ vật có góc cạnh sắt nhọn dễ gây tổn thương cho da

Khi chọn mua đồ chơi cho bé, bạn nên chú ý các góc cạnh của bề mặt đồ chơi, đảm bảo không có góc cạnh sắt nhọn để tránh trường hợp bé bị thương khi đang chơi, bạn có thể dùng ngón miết dọc theo thành, góc, cạnh của đồi chơi để kiểm tra độ an toàn, đặc biệt là nhưng bộ đồ chơi xếp hình cần dùng sức cọ xát khi lắp ráp.

5. Trọng lượng của đồ chơi có phù hợp với bé?

Bạn cũng nên cân nhắc về trọng lượng của các món đồ chơi dành cho bé, vì khi bạn cảm nhận nó khá nặng khi cầm trên tay, điều này cũng có nghĩa là nó sẽ nặng hơn gấp nhiều lần với bé. Bé có thể sẽ có nguy cơ bị đè hoặc làm rớt xuống chân trong quá trình chơi, nên bạn cũng nên lựa chọn các món đồ chơi có kích cỡ vừa phải nhé!

Hiện nay trên thị trường tràn lan rất nhiều hàng kém chất lượng, nên bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của đồ chơi cũng như kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của đồ chơi trước khi mua cho bé nha!

Đọc thêm: Hiểm họa khi chở con trên xe máy, bố mẹ cần lưu ý những điều gì?

Xin ấn thích và theo dõi tiếp