Nguy cơ tiềm tàng của bệnh loãng xương chớ nên coi thường

Nguy cơ tiềm tàng của bệnh loãng xương chớ nên coi thường

Bạn có biết là bệnh loãng xương là căn bệnh phổ biến thứ 2 trên thế giới được Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO công nhận không? Theo cục thống kê của bộ Quốc gia thì tỉ lệ loãng xương ở người già mỗi năm đều gia tăng hơn 5%.

Bệnh loãng xương không chỉ là căn bệnh của người già mà những người nghỉ ngơi không đều đặn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh

WHO định nghĩa loãng xương là căn bệnh khi cơ cấu xương cơ thể thay đổi hoặc biến chất, làm xương mềm hơn, không được cứng cáp, dễ gãy nếu va chạm mạnh.

Bệnh loãng xương có 2 loại: nguyên phát và thứ phát

Nguy cơ tiềm tàng của bệnh loãng xương chớ nên coi thường
Hình minh họa
  • Bệnh loãng xương nguyên phát: là loại loãng xương do quá trình lão hóa xương theo thời gian gây ra. Thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh.
  • Bệnh loãng xương thứ phát: là loại loãng xương do yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình mất xương. Loại bệnh này sẽ xảy ra nhanh hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng hơn và có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi.

Bệnh loãng xương không có bất kỳ triệu chứng nhận biết. Thông thường chúng ta chỉ phát hiện khi va chạm mạnh, bị gãy xương mới nhập viện kiểm tra. Khi ấy mới phát hiện rằng thì ra bản thân đã bị loãng xương từ lâu và đã bỏ qua thời điểm vàng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương.

Để tránh trường hợp không thể cứu vãn, bác sĩ khuyên bạn nên khám xương định kỳ. Kết quả đo độ loãng xương biểu thị bằng những chỉ số T (T-score). Theo đó, chỉ số T nếu càng nhỏ đồng nghĩa với nguy cơ bị loãng xương càng cao

Bệnh loãng xương nên được phòng ngừa càng sớm càng tốt

Người già sau khi bị gãy xương chậu, có khoảng 40% tỉ lệ không thể phục hồi khả năng đi lại, khoảng 20% qua đời trong 6 tháng, và có nguy cơ bị gãy xương lần 2 lên đến 50%. Nguyên nhân hình thành là vì khi bệnh nhân mắc bệnh loãng xương, họ sẽ cảm thấy không thoải mái khi đi lại nên đã không đi lại hoạt động nhiều. Vì thế mà chất xương càng nhanh biến chất hơn, dẫn đến nguy cơ bị gãy xương cao.

Nguy cơ tiềm tàng của bệnh loãng xương chớ nên coi thường
Hình minh họa

Bác sĩ khuyên tuyệt đối không nên coi nhẹ bệnh loãng xương vì tình hình nghiêm trọng nhất chính là dẫn đến gãy xương chậu. Gãy xương chậu sẽ làm bạn khó chống đỡ được trọng lượng cơ thể, bị chân dài chân ngắn và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Khi bệnh nhân mắc bệnh loãng xương và cảm thấy không thoải mái khi đi lại, họ sẽ không đi lại nhiều và từ đó làm gia tăng khả năng tử vong của họ, vô cùng nguy hiểm!

Ăn gì để phòng ngừa loãng xương?

Nguy cơ tiềm tàng của bệnh loãng xương chớ nên coi thường
Hình minh họa
  • Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất canxi (sữa chua, phô mai, sữa bò, đậu tương, tôm khô). Cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là lượng canxi trong khẩu phần mỗi ngày.
  • Bổ sung đủ vitamin D theo nhu cầu của mỗi người
  • Cung cấp đủ chất béo: Lượng chất béo nạp vào cơ thể không nên quá nhiều nhưng cần cung cấp đủ năng lượng do lipid chiếm 15-25% tổng khẩu phần.
  • Ăn ít muối (< 5gram/ngày)
  • Không ăn các loại đồ ăn nhanh, đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn
  • Không hút thuốc, uống rượu, bia, uống nước ngọt có gas
  • Không lạm dụng cà phê và trà
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất khiến giảm hấp thu canxi như: ca cao, thực phẩm chứa nhiều chất sắt, sôcôla, nước xương,…

Ngoài ra bạn nên kết hợp tập thể dục thể thao để có một cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh. Cùng nhau phòng ngừa bệnh loãng xương để có thể đi lại bình thường khỏe khoắn khi về già nhé!

Đọc thêm: Cằm kêu răng rắc khi ngáp và còn bị đau, cẩn thận bạn bị viêm khớp thái dương hàm

Xin ấn thích và theo dõi tiếp