Khi thấy con thở khò khè, bố mẹ thường nghĩ đó là một trong những biểu hiện bình thường và sẽ tự khỏi? Và sự thật là 99% trẻ sẽ dần tự khỏi. Cũng chính vì vậy mà nhiều bố mẹ còn chủ quan khi thấy con mình có những triệu chứng trên nhiều lần hoặc trong thời gian dài mà không biết con mình đã mắc chứng bệnh: mềm sụn thanh quản ( MSTQ).
Mềm sụn thanh quản là gì?
Đây được coi là một bất thường bẩm sinh khiến cho vùng thượng thanh môn sẽ bị hẹp lại, trong thì hít vào, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn tại đường hô hấp trên từng cơn và tiếng rít thanh quản.

Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản còn chưa rõ ràng: có thể do vùng thần kinh điều khiển trương lực đường hô hấp của trẻ chưa phát triển; trẻ bị thiếu canxi trầm trọng trong thời kỳ bào thai; do nhiễm độc thai nghén…
Biểu hiện của trẻ bị mềm sụn thanh quản
- Trẻ thở khò khè lâu ngày: Trẻ có thể bắt đầu thở khò khè ngay sau thời điểm chào đời. Mỗi cơn thở khò khè và ngắt quãng những lúc hít vào có thể làm lầm tưởng là trẻ bị hút nước ối trong mũi không sạch, gây viêm mũi và dẫn tới ngạt mũi, tắc mũi. Triệu chứng khò khè tăng khi đặt trẻ nằm ngửa, lúc trẻ bứt rứt quấy khóc, hoặc khi có viêm đường hô hấp kèm theo.
- Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
- Các triệu chứng khác có thể kèm theo như: Chậm lên cân, bú khó, trớ sữa, sặc sữa, ngưng thở, có kéo lồng ngực khi trẻ hít vào mạnh, tím tái, ợ dịch chua trong dạ dày

Các triệu chứng sẽ tăng nặng trong vài tháng đầu, thường là từ 4-8 tháng và sẽ hết khi trẻ được 12-18 tháng.
Chẩn đoán và điều trị mềm sụn thanh quản
- Chẩn đoàn: Bố mẹ có thể phát hiện trẻ mắc chứng mềm sụn thanh quản bằng cách cho trẻ nội soi với ống mềm, lúc này bác sĩ sẽ thấy các bất thường đặc trưng của mềm sụn thanh quản.
Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang khi cần để xác định các vấn đề có thể đi kèm bệnh. Chụp chiếu X-quang tại vùng cổ và vùng ngực sẽ giúp bác sĩ thấy được cấu trúc đường hô hấp dẫn khí dưới nắp sụn thanh môn. - Điều trị: Có hai phương pháp điều trị mềm sụn thành quản là điều trị nội khoa (tức dùng thuốc mà không phẫu thuật) và điều trị ngoại khoa (tức can thiệp phẫu thuật).Với điều trị nội khoa, trên 99% trẻ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, hầu như trẻ sẽ hết khò khè khi được 2 tuổi. Bệnh này không có loại thuốc đặc hiệu điều trị, chỉ có thể tăng cường bổ sung vitamin D cùng canxi. Thường điều trị khi có trào ngược dạ dày thực quản và các nhiễm trùng hô hấp đi kèm. Nếu trẻ vẫn bú được, chơi được, tăng cân bình thường, chỉ có thở khò khè trong 2 tháng đầu sau sinh thì bố mẹ không cần xử trí gì thêm nhé!
Với điều trị ngoại khoa: Áp dụng đối với những trường hợp bệnh nặng gây trẻ khó bú, kém tăng cân và phát triển. Phẫu thuật chỉ đơn giản chủ yếu là tạo hình các cấu trúc nâng đỡ quanh nắp thanh quản, lấy đi những phần mô thừa gây tắc khí đạo. Nếu trẻ đã được phẫu thuật rồi thì vẫn nên tiếp tục điều trị trào ngược dạ dày thực quản và bố mẹ vẫn rất cần theo dõi các dấu hiệu chuyển biến xấu để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Đọc thêm: Nguyên nhân gây ra viêm họng dai dẳng không dứt là gì?

Cách chăm sóc trẻ khi bị mềm sụn thanh quản
- Hạn chế cho trẻ nằm ngửa: Dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở của trẻ càng làm trẻ thở khò khè hơn. Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng, thi thoảng lại trở mình cho trẻ cho đỡ mỏi người, còn với trẻ lớn hơn thì bé sẽ tự nằm theo tư thế mà bé cảm thấy dễ thở nhất.
- Cho con bú đúng cách: Một số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ rất khó bú. Vì thế mẹ cần phải tỉnh táo khi cho con bú để điều chỉnh lượng sữa vừa với sức bú của trẻ, tránh hiện tượng sặc sữa rất nguy hiểm đấy các mẹ nhé.

- Vệ sinh mũi họng trước khi ngủ: Trước khi đi ngủ, bố mẹ nhớ làm vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý để mũi bé được thông thoáng, giúp bé thở dễ dàng hơn. Trẻ bị mềm sụn thanh quản hay thở bằng miệng khi ngủ, bố mẹ nên thoa bôi kem dưỡng môi cho bé để tránh hiện tượng môi khô, nứt nẻ, trẻ bú sẽ rất khó khăn.
- Tăng cường sức đề kháng: Hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì trẻ bị mềm sụn thanh quản càng thở khò khè hơn khi mắc thêm các bệnh này. Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm thì bố mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp thông thường.
- Khám định kỳ: Khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú,… thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời. Bố mẹ nên định kỳ cho trẻ tới viện đo độ độ bão hoà oxy tươi trong máu.
- Chế độ sinh hoạt: Không cần kiêng cữ thức ăn nào hết cũng như không cần hạn chế bất cứ hoạt động thể chất nào hết của trẻ. Cho trẻ tiêm chủng bình thường để phòng tránh các bệnh khác
Đọc thêm: Cha mẹ làm gì khi trẻ sơ sinh nghẹt mũi?
Xin ấn thích và theo dõi tiếp