Mẹ mang thai có nên nuôi thú cưng không? Rủi ro ảnh hưởng đến thai nhi từ động vật là gì?

Có rất nhiều người, thú cưng với họ được coi như người bạn tâm tình, chí cốt, không thể rời xa. Nhưng khi mang bầu cơ thể phụ nữ nhạy cảm hơn, thì việc nuôi thú cưng lại là vấn đề cần được cân nhắc, để tránh những rủi ro không đáng trong khoảng thời gian này. Hãy cùng tìm hiểu phụ nữ mang thai nuôi thú cưng có an toàn hay không nhé.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà thú cưng mang đến cho những người yêu quý chúng. Việc bên cạnh một chú cún hoặc mèo sẽ giúp não bộ tiết ra những chất có liên quan đến hạnh phúc, giúp phụ nữ bớt cô đơn và tinh thần phấn chấn hơn. Nhưng nếu như đang mang thai, thì hãy tạm gác thú vui ấy sang một bên, vì có rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn đằng sau đó.

Đọc thêm: Thực phẩm biến đổi gen (GMO) mà mẹ bầu cần chú ý

Những mối nguy hiểm từ thú cưng

Mẹ mang thai có nên nuôi thú cưng không? Rủi ro ảnh hưởng đến thai nhi từ động vật là gì?
Ảnh minh hoạ
  • Dị ứng với lông chó mèo:

Có một sự thật là chó mèo thì rất hay bị rụng lông. Nếu chưa mang thai thì đây có thể chưa là rào cản gì đối với bạn. Nhưng khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận hơn với lông chó mèo, vì chúng có thể dễ dàng làm bạn dị ứng đấy.

  • Nhiễm ký sinh trùng nội bào toxoplasma gondii:

Trong chất thải của mèo có trứng nang của ký sinh trùng nội bào toxoplasma gondii. Khi trứng nang này vào cơ thể người sẽ vào đường máu đi theo khắp cơ thể. Việc này sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới thai nhi: gây tổn thương não bộ, nặng hơn thì có thể làm bạn sảy thai mà không hề hay biết.

  • Herpes mảng tròn:

Đây là một dạng bệnh nấm lây truyền từ chó mèo sang cho người, chúng có thể khiến bà bầu bị dị ứng và tạo nên những đốm tròn nhỏ đóng vảy trên da hoặc những mảng hói trên da đầu.

  • Giun đũa, giun móc hoặc sán:

Khi tiếp xúc với phân chó mèo, mẹ bầu cũng có thể bị lây giun đũa, giun móc hoặc sán mà không hề hay biết.

Nếu thực sự không thể rời xa thú cưng, thì cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai nuôi thú cưng có an toàn hay không?
Ảnh minh họa
  • Thú cưng khi tiếp xúc với mẹ bầu cần được tiêm phòng đầy đủ đảm bảo sức khỏe.
  • Riêng đối với loài mèo, thì bạn cần để ý hơn đến chất thải của chúng. Hãy cố gắng hoàn toàn tránh xa phân mèo, sẽ không có gì đáng lo lắng.
  • Trong trường hợp bạn buộc phải dọn phân cho mèo cưng, bạn cần mang bao tay cao su và khẩu trang bảo hộ, sau đó rửa tay với xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn. Phân mèo cần được dọn mỗi ngày để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh cho phụ nữ mang thai.
Mẹ mang thai có nên nuôi thú cưng không? Rủi ro ảnh hưởng đến thai nhi từ động vật là gì?
Ảnh minh hoạ
  • Tốt hơn hết, bạn nên kiểm tra ký sinh trùng toxoplasmosis. Nếu bạn đã nuôi mèo trong nhiều năm, bạn có thể đã từng nhiễm loại ký sinh trùng này từ lâu và đã hình thành kháng thể tự nhiên. Trong trường hợp may mắn này, bạn sẽ không cần lo lắng về khả năng gây nguy hiểm cho thai nhi của ký sinh trùng toxoplasmosis nữa.

Đọc thêm: Uống Vitamin E có giúp dễ thụ thai? Tác dụng của vitamin E đối với sức khỏe sinh sản

Xin ấn thích và theo dõi tiếp